Tự hào và biết ơn

21/03/2022

Đó là chia sẻ của bạn Khánh Vân, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sau khi đi tham quan các công trình do Tập đoàn Đèo Cả xây dựng, quản lý vận hành là hầm Cù Mông, Đèo Cả, Cổ Mã.

Khánh Vân nói: “Ngay khi được đặt chân tới các công trình giao thông hầm Cù Mông, hầm Đèo Cả em thực sự choáng ngợp, lúc đó trong em dấy lên niềm tự hào, sau niềm tự hào đấy là sự biết ơn, bởi chính con người tại Tập đoàn Đèo cả đã luôn nỗ lực hết mình, tạo ra giá trị kinh tế - xã hội cho con người ở trên mảnh đất này”.

Khánh Vân - Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Ngày 18/03/2022, Tập đoàn Đèo Cả tổ chức tham quan dự án hầm đường bộ Cù Mông thuộc địa phận Bình Định - Phú Yên và dự án hầm đường bộ Đèo Cả thuộc địa phận Phú Yên - Khánh Hoà.

Chuyến tham quan có sự tham gia của hơn 200 thầy, cô giáo, các sinh viên tiêu biểu của 15 trường đại học trên toàn quốc: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, Trường Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Công nghiệp Vinh, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương IV, Trường ĐH Xây dựng Miền Trung, Trường Cao đẳng Công thương Miền Trung, Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh…

Đoàn tham quan

Những chuyến xe đầu tiên xuất phát từ Quy Nhơn đưa thầy và trò tới hầm Cù Mông, hầm Đèo Cả và Trung tâm Điều hành hai hầm để tham quan, quan sát cách vận hành hầm của cán bộ cũng như công nghệ hiện đại mà Đèo Cả đang áp dụng.

Trong chuyến tham quan, các em sinh viên và thầy cô giáo được nghe lãnh đạo và người lao động Đèo Cả giới thiệu về sản xuất kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, đặc biệt là giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn, nơi xuất phát điểm là mảnh đất Phú Yên xinh đẹp nhưng khó khăn về kinh tế do vị trí địa lý bị “chặn” bởi đèo Cù Mông và đèo Cả.

Trong chuyến đi, các em sinh viên đã được nghe và hiểu quá trình hoạt động của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả vực dậy Hợp tác xã thua lỗ trở doanh nghiệp đứng đầu địa phương và phát triển vương tầm thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, tổng thầu thi công hạ tầng giao thông. Đèo Cả cũng là doanh nghiệp đầu tiên tiên phong thực hiện các dự án yêu cầu kỹ thuật cao như Hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2…

Ngoài việc làm hầm, Tập đoàn Đèo Cả còn “dấn thân” sang các lĩnh vực mới như làm đường cao tốc, cầu, hầm đô thị… Đèo Cả đã giải cứu thành công nhiều dự án gặp khó khăn, liên quan đến các vụ án hình sự, đi vào ngõ cụt như Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận…

Ông Trần Đình Trọng - Phó trưởng khoa Cầu đường - Đại học Xây dựng Hà Nội

Trong khuôn khổ chuyến đi, các em sinh viên không khỏi phấn kích khi được trực tiếp xem mũi khoan đầu tiên, những tảng đá được lấy từ tim của các hầm, hình ảnh các công trình hùng vĩ… tại phòng lịch sử tại TMC Đèo Cả. Sự háo hức khám phá về vùng đất mới, kiến thực mới, cùng với sự giải thích của cán bộ nhân viên đã thực sự giúp cho các sinh viên hiểu rõ hơn về các công trình xuyên núi. Chuyến đi thực tế này đã phần nào các sinh viên, thầy cô hiểu hơn về doanh nghiệp Đèo Cả.

Ông Nguyễn Viết Thanh - Phó trưởng khoa Công trình - Đại học Giao thông vận tải

Thầy Nguyễn Viết Thanh - Phó Trưởng khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải cũng trải lòng: “Qua sự tìm hiểu của tôi về Tập đoàn, tôi thấy môi trường làm việc ở đây rất năng động, có nhiều lãnh đạo trẻ tuổi, tôi rất mong muốn các sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải có thể làm việc ở môi trường chuyên nghiệp như doanh nghiệp Đèo Cả”.

Ông Trần Mạnh Hà - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Vinh

Hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông là một trong những hạng mục của dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân, với tổng mức đầu tư 26,154 tỷ đồng. Đây là công trình khởi sự của Tập đoàn Đèo Cả về lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Trà My