Những công trình giảm chi phí

26/12/2018

Trong khi hầu hết các công trình xây dựng hạ tầng giao thông đều bị đội vốn, kéo dài thời gian thì những công trình ngàn tỉ của Tập đoàn Đèo Cả luôn giảm được chi phí, rút ngắn thời gian thi công. Họ đã làm được điều đó như thế nào?

Công trình hầm đường bộ Đèo Cả được chọn là một trong năm công trình xây dựng tiêu biểu nhân lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống của ngành Xây dựngẢnh: PHÓ BÁ CƯỜNG

Cắt giảm về thời gian thi công, chi phí nhân lực nhưng vẫn đưa công trình về đích trước tiến độ là cả một sự nỗ lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả). Ngoài ra, những công trình giao thông khác trên dọc cung đường Bắc - Nam mang dấu ấn của Tập đoàn Đèo Cả luôn là những công trình tiết kiệm chi phí đầu tư về mọi mặt.

Người Việt tiếp cận, làm chủ công nghệ

Hầm đường bộ Hải Vân - Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG

“Với chúng tôi, những người Việt đã trực tiếp thực hiện những công trình giao thông lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, khi đã tự tin về công nghệ và đặt ra mục tiêu cụ thể là phải tối ưu tổng vốn đầu tư dự án bằng mọi biện pháp, bằng khả năng vận dụng địa hình dựa trên nhu cầu cụ thể, không để phát sinh lãng phí, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công trình

Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả, chia sẻ: "Có thể nói, thành công của hầm đường bộ Đèo Cả xuất phát từ việc nhà đầu tư Việt Nam đã tập hợp, kết nối để nhà thầu, chuyên gia, kỹ sư, công nhân Việt… phát huy hết khả năng học hỏi, tiếp cận công nghệ. Đến nay, nhà đầu tư Việt đã chủ động thực hiện toàn bộ các công đoạn từ tư vấn, thi công, vận hành và khai thác. Việc sử dụng đội ngũ cố vấn là các chuyên gia trong nước, các chuyên gia Việt được đào tạo ở nước ngoài, đồng thời kết hợp với các chuyên gia, tư vấn quốc tế có kinh nghiệm để phản biện là một điểm mạnh mà nhà đầu tư Đèo Cả đã thực hiện thành công".

Nếu không có sự tự tin về mặt kỹ thuật sẽ gây tâm lý dao động và cầu mong sự trợ giúp từ bên ngoài. Trái lại, khi đã làm chủ về công nghệ và kỹ thuật, chúng ta sẽ tự tin trong việc sáng tạo và giải quyết các sự cố, ông Hoàng cho biết thêm.

Điều này đã được minh chứng trong quá trình xử lý sự cố sạt gương hầm Cổ Mã (tháng 9-2014) và hầm Hải Vân (tháng 6-2018). Đối với những sự cố bất khả kháng, nằm ngoài tầm kiểm soát của giới chuyên môn khoa học, đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của chúng tôi đã rất bình tĩnh, đưa ra các phương án xử lý kịp thời để giữ ổn định toàn bộ khu vực vòm hầm và khối trượt. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành ngay lập tức các biện pháp gia cố, chống đỡ và quan trắc biến dạng để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất khi triển khai các bước thi công tiếp theo trong phạm vi khu vực sạt. Điều đó cho thấy khi đã nắm bắt về công nghệ, chúng ta sẽ tự tin để tiết giảm các hạng mục đầu tư không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng kỹ thuật của công trình.

Công trình tầm vóc quốc tế

Những công trình giảm chi phí - Ảnh 4.

Ông Hoàng khẳng định, sự tự tin trong việc thiết kế, giám sát và thi công các công trình mang tầm vóc quốc tế như: hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Cù Mông và Hải Vân; các tuyến đường cao tốc như Hà Nội - Hải Phòng; Bắc Giang - Lạng Sơn; Nội Bài - Lào Cai và Hạ Long - Vân Đồn đều mang dấu ấn của người kỹ sư và công nhân Việt Nam.

Theo ông Hoàng, có thể do chủ đầu tư chưa đủ tự tin về công nghệ và kỹ thuật hoặc chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài với điều kiện vay bị ràng buộc, bị chi phối bởi phía cho vay trong việc lựa chọn tư vấn và nhà thầu xây dựng, cung cấp nguyên, vật liệu, thiết bị, vật tư... dẫn tới chi phí thực hiện dự án cao. Cũng có thể, việc kiểm soát Tổng mức đầu tư để đưa tổng vốn đầu tư tối ưu không phải là mục tiêu chính của dự án.

Ông Hoàng cho rằng chỉ nên thuê tư vấn và chuyên gia nước ngoài có uy tín, chất lượng cao để tham gia phản biện và cùng giải quyết những vấn đề phức tạp về kỹ thuật khi cần thiết còn lại là dùng nguồn lực trong nước.

Theo NG.HIỂN
https://tuoitre.vn/nhung-cong-trinh-giam-chi-phi-20181224165904973.htm